Cúm A/H1N1 là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Cúm A lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2009 và nhanh chóng lây lan nhanh trong cộng đồng, trở thành đại dịch vào cuối năm 2009, đầu năm 2010. Ngay sau đó, Tổ chức Y tế Thế giới WHO cảnh báo dịch ở cấp độ 6 – cấp độ cao nhất. Vào tháng 10/2010, WHO tuyên bố chấm dứt hoàn toàn đại dịch cúm A/H1N1.
Triệu chứng mắc cúm A và cách phòng tránh cúm A ở trẻ nhỏ. (Ảnh: Webmd) |
Tại sao trẻ bị nhiễm cúm A?
Theo Webmd, trẻ có thể nhiễm virus cúm A/H1N1 nếu tiếp xúc với bệnh nhân đã mang trong người mầm bệnh này, đặc biệt nếu người đó đang ho hoặc hắt hơi. Trẻ cũng mắc cúm A nếu cầm/ chạm vào những đồ vật mà trước đó người mắc cúm A đã cầm vào.
Triệu chứng mắc cúm A ở trẻ nhỏ
Triệu chứng mắc cúm A gần giống với triệu chứng của cúm mùa, bao gồm:
- Sốt (không thường xuyên)
- Ho
- Đau họng
- Sổ mũi, nghẹt mũi
- Mắt đỏ
- Đau người
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Tiêu chảy
- Nôn mửa
Để phân biệt triệu chứng của cúm A với cảm lạnh thông thường, có thể dựa vào nhiệt độ cơ thể. Nếu trẻ sốt đột ngột và nhiệt độ cao (trên 38 độ C với trẻ dưới 3 tháng tuổi và trên 38,6 độ C với trẻ 1 tuổi trở lên) và trẻ cảm thấy đau nhức toàn thân, thì nhiều khả năng đó là triệu chứng mắc cúm A/H1N1.
Ho và sổ mũi cũng là triệu chứng của cúm A. Tuy nhiên nếu trẻ chỉ có triệu chứng này trong 1 ngày và sau đó chuyển sang sốt, thì nhiều khả năng đó chỉ là cảm lạnh đơn thuần.
Phòng tránh cúm A ở trẻ em như thế nào? (Ảnh: Babycenter) |
Phòng tránh cúm A ở trẻ em như thế nào?
Theo Webmd, cách phòng tránh cúm A cho trẻ nhỏ tốt nhất hiện nay là tiêm vắc xin phòng cúm. Tuy nhiên không thể tiêm vắc xin phòng cúm A cho trẻ dưới 6 tháng tuổi và bà mẹ đang mang thai. Vì vậy với hai đối tượng này, quan trọng nhất là mọi người trong gia đình và người chăm sóc trẻ đều phải được chủng ngừa.
Trẻ em dưới 9 tuổi sẽ cần tiêm 2 liều chủng ngừa cúm cách nhau ít nhất 4 tuần. Trẻ em từ 10 tuổi trở lên chỉ cần tiêm 1 liều. Sẽ mất khoảng 2 tuần sau khi chủng ngừa, cơ thể mới bắt đầu xây dựng hàng rào miễn dịch với bệnh cúm A.
Với những trẻ có nguy cơ hoặc đang mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường, cần tiêm phòng cúm A càng sớm càng tốt.
Ngoài tiêm phòng, một số cách phòng tránh cúm A/H1N1 hiệu quả cho trẻ nhỏ phải kể đến như:
- Rửa tay trẻ sạch sẽ và thường xuyên.
- Không cho trẻ gần gũi hoặc tách trẻ khỏi những người đang bị cúm.
- Hạn chế cho trẻ ra ngoài, đến những nơi đông người, tiếp xúc với người lạ.
Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?
Ngay khi nghi ngờ trẻ bị cúm (cúm thông thường hoặc cúm A) cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Cũng cần gọi điện cho bác sĩ nếu trẻ có các triệu chứng sau:
- Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi và sốt 38 độ C hoặc hơn.
- Nếu trẻ 3 tháng tuổi – 3 tuổi và sốt 38,6 độ C hoặc hơn.
- Đặc biệt quấy khóc (những biện pháp dỗ dành thông thường như cho bú, bế ẵm, đung đưa đều không có tác dụng).
- Trẻ có dấu hiệu mất nước, từ chối bú mẹ, bú sữa hoặc uống nước.
- Sốt kèm phát ban.
- Triệu chứng nghiêm trọng hơn (sốt cao hơn kèm ho nặng hơn).
- Thở nhanh và thở khó.
---------------------------------------------
Tin tức cùng chuyên mục :
- » Danh sách các loại thực phẩm kỵ nhau ai cũng cần biết tuyệt đối không dùng chung
- » PHẢN HỒI CÁC THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM SỬ DỤNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH SỮA HỌC ĐƯỜNG TẠI HÀ NỘI TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC VIỆT NAM
- » Thông báo tích hợp Sổ liên lạc điện tử vào ứng dụng Hà Nội Smartcity của UBND thành phố HN
Tin tức khác :
- » Thời gian học
- » Năm học 2016 - 2017 tiếp tục đổi mới đánh giá học sinh tiểu học
- » Sửa thông tư 30: Xếp loại học sinh tiểu học theo A, B, C
- » Chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 - 2017 của ngành Giáo dục
- » Phân công công tác
- » Thời khóa biểu khối 1
- » Thời khóa biểu khối 2
- » Thời khóa biểu khối 3
- » Nâng cánh ước mơ tuổi thơ
- » Phong trào từ thiện – một nghĩa cử cao đẹp của thầy và trò trường Tiểu học Trưng Trắc.